Quảng Ninh hướng đến nuôi trồng thủy sản bền vững với lồng bè HDPE

Quảng Ninh hướng đến nuôi trồng thủy sản bền vững với lồng bè HDPE

Người nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh đang dần chuyển đổi từ các loại lồng bè truyền thống thô sơ sang lồng bè từ vật liệu bền vững hơn, như HDPE.

Các lồng bè truyền thống làm từ vật liệu thô sơ còn nhiều hạn chế như nhanh xuống cấp, tạo nhiều rác thải gây ô nhiễm môi trường và khó thích ứng thiên tai... Trước thực trạng đó, chuyển đổi lồng bè truyền thống sang lồng bè vật liệu bền vững như HDPE là hướng đi được Tổng cục thủy sản khuyến khích và thúc đẩy thời gian gần đây.

Quảng Ninh là một trong những địa phương tiên phong triển khai chủ trương này và bước đầu chứng minh được tính hiệu quả cao trong việc cải thiện năng suất và thích ứng tốt với những biến đổi khí hậu.

Hệ thống lồng bè làm từ chất liệu HDPE tại Quảng Ninh

Tỉnh xác định việc chuyển đổi sang các loại lồng bè nuôi trồng bền vững không chỉ là bước đi chiến lược giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường biển, bảo vệ nguồn sinh kế lâu dài mà còn tạo cơ hội để ngành thủy sản phát triển bền vững, gia tăng giá trị sản xuất và cải thiện đời sống người dân Quảng Ninh.

Cùng với chủ trương và lộ trình chuyển đổi rõ ràng, tỉnh đã chuyển đổi từ các loại lồng bè truyền thống thô sơ sang lồng bè từ vật liệu bền vững hơn, như HDPE.

Lồng bè từ HDPE được đánh giá cao về độ dẻo dai, sức nổi cùng khả năng chống chịu thời tiết

Lồng bè từ vật liệu HDPE đã được sử dụng rộng rãi tại các nước có ngành nuôi trồng phát triển trên thế giới. Vật liệu này có độ dẻo dai cao, sức nổi tốt, vừa có khả năng chống chịu thời tiết. Mặt khác, lồng bè HDPE hạn chế tiết ra hóa chất có hại, khó bị ăn mòn bởi muối, kiềm hay acid và chịu được tia cực tím trực tiếp từ mặt trời trong thời gian dài. Mô hình nuôi trồng này đã được kiểm định đánh giá là phù hợp với đặc điểm nuôi trồng ở nước ta và được Tổng cục Thủy sản khuyến nghị chuyển đổi.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi lồng bè nuôi trồng không dễ dàng. Quá trình này còn tồn đọng nhiều trở ngại. Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là người dân khó khăn trong việc tiếp cận lồng bè HDPE đạt chuẩn khi thị trường xuất hiện nhiều loại phao trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không có kiểm định.

Phao "chuẩn" HDPE có độ hoàn thiện lẫn độ bền cao

HDPE không phải là vật liệu mới nhưng vẫn còn lạ với người dân nuôi trồng thủy sản nên khó để phân biệt. Nhiều loại lồng bè gắn mác HDPE nhưng lại làm từ vật liệu kém chất lượng, pha tạp, nhanh hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng hệ sinh thái và hiệu quả nuôi trồng.

Với 30 năm đồng hành cùng người dân vươn khơi bám biển cùng mục tiêu mang đến giải pháp nuôi trồng bền vững và hiệu quả, SIAM Brothers Việt Nam mang đến lồng bè phao HDPE được thiết kế và tối ưu hóa dựa theo điều kiện và đặc điểm nuôi trồng tại nước ta.

Phao lồng bè HDPE của SIAM Brothers Việt Nam đã được kiểm định chất lượng bởi Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hải Phòng. Sản phẩm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe về vật liệu sử dụng làm phao dùng trong lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển và đất có mặt nước ven biển.

Phao HDPE của SIAM Brothers Việt Nam đã được kiểm định chất lượng

Thời gian qua, SIAM Brothers Việt Nam đã triển khai thành công nhiều dự án lồng bè phao HDPE cho người dân. Đồng thời, đơn vị tích cực đồng hành cùng người dân thông qua các chương trình tập huấn sử dụng, tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ lắp đặt tận nơi, giúp người dân tối đa hóa hiệu quả nuôi trồng.

Chuyển đổi sang lồng bè phao HDPE không chỉ là một giải pháp ngắn hạn mà còn là chiến lược phát triển lâu dài, hướng tới sự bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản và môi trường biển. "Với những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh, cam kết của cộng đồng người dân và sự đồng hành từ các doanh nghiệp, tương lai ngành nuôi trồng thủy sản chắc chắn sẽ khởi sắc", đại diện SIAM Brothers Việt Nam chia sẻ.

Cũng theo vị đại diện, những kết quả đạt được từ việc chuyển đổi lồng bè phao HDPE không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn hướng ngành nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng xanh, định hướng theo kinh tế tuần hoàn để vươn tầm thế giới.

(Nguồn: vnexpress)